Tư duy lối mòn
Có rất nhiều người mặc dù rất giỏi chuyên môn nhưng họ lại là những người không thành công trong cuộc sống. Đơn giản là vì họ lúc nào cũng nghĩ mình là số 1 trong lĩnh vực của họ, cái TÔI của họ rất lớn và họ nghĩ là mình không cần học hỏi gì thêm nữa, họ thích so sánh mình với người khác để thỏa mãn cái TÔI của mình. Và điều đó đã gây đến một điều cực kỳ nghiêm trọng là họ đã tự chia rẽ mình với những người xung quanh.
Theo nghiên cứu của John Maxwell cho thấy 100 tỷ phú thế giới làm nên từ 2 bàn tay trắng, tất cả họ đều có 1 đặc điểm chung là họ chỉ nhìn vào điểm tốt của người khác và từ đó kết nối họ lại với nhau. Đây chính là cách giao tiếp của những nhà lãnh đạo thực sự, khi giao tiếp với ai đó họ chỉ tập trung vào điểm chung giữa hai người và lấy đó làm nền tảng để xây dựng mối quan hệ.
Họ luôn tập trung vào điểm yếu và soi mói người khác điều này dẫn đến việc chia rẽ mối quan hệ giữa các bên, đặc biệt nếu là thành viên đang nằm trong các tổ chức thì họ là những con mọt gây chia rẽ nội bộ và cần phải được loại bỏ ngay. Và có một câu hỏi thực sự được đặt ra “ Có thực sự cần thiết phải so sánh sự khác biệt giữa người này với người kia để nhằm thỏa mãn cái tôi của mình không ???”
Còn những nhà lãnh đạo họ nghĩ gì?
Chúng ta biết rằng người Nhật là những nhà lãnh đạo tuyệt vời, tinh thần đoàn kết, sự điểm đạm, bản lĩnh của họ đã được thể hiện qua các trận động đất, sóng thần. Người Nhật đã tự xây dựng lên cho mình một nền văn hóa có lẽ là bậc nhất trên thế giới. Còn khi nhìn nhận lại chúng ta thì sao – có lẽ chúng ta là những người đoàn kết trong chiến tranh nhưng lại thiếu đoàn kết trong thời bình bởi vì chúng ta xuất phát từ một nền văn hóa tiểu nông ( Xem trong sách : những thói hư tật xấu của người Việt ).
Ở đây có một ví dụ cho các bạn tham khảo: Trong thế chiến thứ nhất nổ ra, có một bài báo đăng trên tờ trang nhất của tờ Chicago đã gọi Henry Ford là “kẻ theo chủ nghĩa hòa bình dốt nát”. Ngài Ford phản đối bài báo xúc phạm mình và phát đơn kiện lên tòa vì những lời phỉ báng bôi nhọ danh dự của ông. Tại tòa, luật sư bào chữa bên tờ báo đã yêu cầu ngài Ford trả lời khá nhiều câu hỏi nhằm mục đích chứng minh sự thiếu kiến thức của ông. Họ đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau với ý định cho tòa án và thiên hạ thấy rằng: ngài Ford chỉ biết duy nhất lĩnh vực sản xuất ôtô và không am hiểu bất cứ lĩnh vực nào khác.
Các câu hỏi được đặt ra như: “Benedict Arnold là ai” hay “Nước Anh cử bao nhiêu lính sang Mỹ để trấn áp quân phiến loạn năm 1776 ?” Ngài Ford trả lời câu hỏi cuối cùng rằng: “Tôi không biết nước Anh cử bao nhiêu lính, tôi chỉ biết là số người quay về ít hơn rất nhiều so với số người ra đi”.
Cuối cùng ngài Ford cảm thấy thực sự mệt mỏi với những câu hỏi kiểu như vậy. Khi có một câu hỏi đưa ra với mục đích xúc phạm, ngài lao lên phía trước, chỉ tay vào luật sư: “Nếu muốn trả lời mấy câu hỏi ngớ ngẩn của ông, tôi chỉ cần nhấn nút trên bàn làm việc và sẽ có hàng loạt các chuyên gia của tôi có thể trả lời tất cả các câu hỏi mà tôi đang ngồi đây phí phạm thời gian vì chúng. Hãy cho tôi biết tại sao tôi phải nhồi nhét vào đầu mình những thứ ngớ ngẩn kia chỉ để chứng minh rằng tôi có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào, trong khi trong tay tôi có đủ người giỏi có khả năng cung cấp thông tin cho tôi bất cứ thông tin nào tôi cần”
Câu trả lời của Ford quả thực rất hay và vô cùng hợp lý. Vị luật sư nọ hoàn toàn lúng túng. Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa đều thán phục câu trả lời thông minh của ngài Ford. Một người có giáo dục luôn biết cần lấy kiến thức ở đâu, khi nào và bằng cách nào để biến nó thành một kế hoạch hành động rõ ràng. Nhờ có sự trợ giúp của nhóm trí tuệ, ngài Henry Ford có trong tay những kiến thức đặc biệt mà ông cần, giúp ông trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ. Ông không cần phải có tất cả kiến thức đó trong đầu, mà cái ông có là KHẢ NĂNG KẾT NỐI những chuyên gia giỏi nhất trong từng lĩnh vực để tập hợp họ thành một NHÓM TRÍ TUÊ ưu tú cùng thực hiện một tầm nhìn chung.
Thách thức lớn nhất đặt ra đối với các nhà lãnh đạo là phải đoàn kết mọi người vì mục đích chung và không phải ai cũng có thể làm lãnh đạo ngay được nó cần có yếu tố bẩm sinh ( Tính cách – Phông văn hóa ) + Sự rèn luyện trường kỳ . Những nhà lãnh đạo luôn luôn là người biết tìm ra tiếng nói của bản thân và cổ vũ người khác tìm ra tiếng nói của họ.
LÃNH ĐẠO = ĐỊNH HƯỚNG + KẾT NỐI + TRAO QUYỀN !