Chuyên mua bán cây cảnh, cây xanh, cây công trình, cung cấp số lượng lớn cây Thala, cây Lộc Vừng, Cây Sanh, Cây Sa kê cho các dự án, Chùa, Đình, Resort, nhà vườn…Giao cây khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Cây Lộc Vừng hay còn gọi là cây Mưng, có tên khoa học là Barringtoria Acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag. Đây là loại cây nằm trong bộ bốn loại cây QUÝ theo phong thủy phương đông là: SANH – SUNG – TÙNG – LỘC., hiện nay cây Lộc Vừng rất được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc và thường được các DN, các tòa nhà cao ốc văn phòng lớn chọn làm vật trang trí cũng như phong thủy.
Theo đánh giá của nhiều người, Lộc Vừng là một loại cây rất đẹp và mang lai nhiều ý nghĩa. Theo phong thủy, cây Lộc Vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho người chủ nên loại cây này rất thích hợp để làm quà tặng trong những dịp tân gia, hay năm mới.
Phân tích theo tên của cây thì Lộc ứng với tài lộc, Vừng ngụ ý tuy nhỏ nhưng có rất nhiều. Cộng với hoa của cây thường có màu đỏ sặc sỡ rất đẹp là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát tài phát lộc giống như hạt vừng, tuy nhỏ nhưng đẹp và rất nhiều. Thêm nữa là nó thường đem lại sự bình yên và phát triển về khía cạnh kinh tế cho gia chủ. Chính vì thế hiện nay, Lộc Vừng là loại cây đang rất HOT và rất được người tiêu dùng yêu thích.
Về tuổi thọ thì cây có thể số hàng trăm năm, dễ tạo dáng, dễ nhân giống bằng con đường vô tính bằng cách: giâm cành vào mùa Thu hoặc Đông và chiết cành vào mùa Xuân – hạ hoặc hữu tính bằng cách: gieo quả đã chín. Cây thường sống nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ở khu vực ven các bờ nước (bản thủy sinh) hoặc nhiều ở các khu vực miền đồng bằng.
Làm cây cảnh Theo đánh giá của nhiều người, Lộc Vừng là một loại cây rất đẹp và mang lai nhiều ý nghĩa. Theo phong thủy, cây Lộc Vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho người chủ nên loại cây này rất thích hợp để làm quà tặng trong những dịp tân gia, hay năm mới.
Do cây Lộc Vừng có tuổi thọ khá lâu, trung bình 100 năm, lại có nhiều cành, dễ dàng trong việc uốn, sửa, hoa có màu đỏ đẹp, chính vì thế nhiều người dân nước ta cũng như một số nước châu Á thường chọn cây Lộc Vừng làm cây cảnh để chưng trong chậu hoặc cây cảnh cổ thụ trang trí trong các khoảng sân ở các tòa cao ốc văn phòng, cty, … Ở nước ta, cây Lộc Vừng tự nhiên thường sống nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười, khu Tứ Giác Long Xuyên cũng như vùng ven biển Nam Bộ. Do có tuổi thọ lâu, ít bị sâu bệnh cũng như hoa và quả của cây rất đẹp giá thành của cây rất đắt, chính vì thế cây thường bị đốn chặt khá nhiều dẫn đến số lượng cây Lộc Vừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng.
Hoa Lộc Vừng
SỰ TÍCH CÂY LỘC VỪNG
Lộc vừng là loài cây dễ tính và dễ thích nghi, hoa dài và rực đỏ như lúc nào cũng mang đến may mắn và tài lộc, cành lá xanh tươi luôn mọc dài và vươn thẳng được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích. Nhưng có mấy ai biết sự tích cây Lộc vừng gắn liền với một chuyện tình cảm động.
Chuyện kể rằng, từ lâu lắm rồi, ở một làng bản xa xôi kia có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Họ cùng nhau thề rằng nếu không được sống cùng nhau, họ sẽ chết cùng nhau. Chàng trai đâu biết rằng vẻ tuấn tú và tài năng của chàng đang là niềm mơ ước của nhiều cô gái và cũng là nỗi ghen tức, căm giận của nhiều chàng trai quanh vùng. Còn cô gái vốn xinh đẹp, nết na nên có rất nhiều chàng trai muốn lấy về làm vợ, trong đó có tên công tử con nhà trưởng bản. Biết không thể nào chiếm được trái tim cô gái, hắn tìm kế hãm hại chàng trai. Hắn sai chàng vào rừng tìm báu vật cho lễ hội của làng.
Rừng thiêng nước độc đã quật ngã chàng, làm cho chàng chết đi trong bệnh tật và kiệt sức. Cô gái chờ đợi mãi, quá nóng lòng nên quyết tâm trốn nhà, lặn lội đi tìm người yêu. Cô đi mãi, đi mãi cho đến lúc đôi chân rã rời không muốn bước thì tìm thấy xác người yêu. Cô đau đớn ôm xác người yêu khóc vật vã. Chôn cất người yêu xong, cô khóc ngày khóc đêm cạnh nấm mồ đó. Nước mắt rơi xuống cứ cạn dần, đến một ngày cô không còn khóc được nữa và ngã gục xuống bên cạnh nấm mồ. Khi cô chết đi, trên nấm mồ của chàng trai, nơi những giọt nước mắt của cô chảy xuống bỗng mọc lên một loài cây có thân sần sùi, cành lá xum xuê và đặc biệt là có những chùm hoa thả xuống cạnh mồ như hỏi han, như che chở cho nấm mộ chàng trai. Người ta gọi đó là hoa lộc vừng – một loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ của người con gái. Có lẽ vì vậy mà màu hoa đỏ đến nao lòng.
CÔNG DỤNG CÂY LỘC VỪNG
Ngoài công dụng làm kiểng, Đọt và lá non cây Lộc Vừng dùng làm rau Ở các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam chúng ta, lá cây Lộc Vừng thường được xem như là một loại rau đặc sản chuyên dùng để ăn sống và nấu canh chua. Thế nhưng người Châu Âu lại rất sợ loại lá cây này vì chúng có chứa rất nhiều chất Saponins vô cùng độc hại. Chính vì thế, tôi xin khuyên các bạn nào đang đọc bài viết này cũng như có thói quen ăn lá cây Lộc Vừng thì nên ngưng ngay việc ăn loại lá này nhé. Dù hiện nay có khá nhiều nhà hàng sang trọng lại quảng cáo việc ăn loại lá này như là một mốt thời đại! Quả cây Lộc Vừng dùng làm chất độc diệt cá Theo kinh nghiệm dân gian, được lan truyền thì ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Nam Á, quả cây Lộc Vừng đâm nát có thể dùng làm bả, làm mồi để diệt cá trong các sông, suối, ao, hồ khiến cho cá khờ và dễ bắt. Thế nhưng cách làm này lại không phổ biến ở Việt Nam.
Các bộ phận cây Lộc Vừng dùng làm thuốc chữa bệnh.
a/ Theo Đông y Cây Lộc Vừng có những đặc tính như: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt, Hạt thơm. Công dụng: Phần rễ được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Phần hạt có thể giã nhuyễn ra, trộn chung với các loại bột và dầu, có thể dùng để trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, phần hạt của cây Lộc Vừng còn được dùng để trị đau bụng, cách bệnh về mắt, …
Quả Lộc Vừng xanh (chưa chín) có thể dùng để ép thành nước, bôi vào các vết chàm có thể giúp chữa khỏi hoặc cũng có thể dùng để ngâm rượu để chữa nhức răng. Vỏ cây do có chứa nhiều tanin (như các loại trà) nên có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy hay đau bụng từng cơn.
b/ Theo Tây Y Các hoạt chất được chiết xuất từ rễ và quả của cây Lộc Vừng được Tây Y xác định là có thể dùng để:
1/ Chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.
2/ Sản xuất thuốc kháng sinh: Đang phát triển
3/ Chống các loài vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng: Các loại vi khuẩn này có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.
4/ Chiết xuất của hạt Lộc Vừng hoa đỏ có tác dụng chống ung thư.
5/ Chiết trong vỏ và hạt cây Lộc Vừng có tác dụng giảm đau.
6/ Chất chiết trong vỏ và hạt cây Lộc Vừng có tác dụng kháng nấm. Hiện nay có nhiều sản phẩm tân dược từ cây Lộc Vừng đã được sản xuất và lưu hành trên thế giới.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG
Để trồng được một cây Lộc Vừng thực sự là điều không quá khó, thế nhưng để giúp cho cây Lộc Vừng thân yêu của bạn có thể sống khỏe mạnh, ra hoa đều đặn và tươi mới lại là điều không phải ai cũng có thể làm được
Rất nhiều có những suy nghĩ sai lầm khi cho rằng, Lộc Vừng là loại cây chịu nước, thường hay sống ngoài bờ ao, khu đầm lầy, sống trong điều kiện nước ngập quanh năm mà cây vẫn ra hoa. Chính vì thế, khi trồng loại cây này, họ thường sử dụng các loại chậu không có lỗ thoát nước, dẫn đến cây bị thối rễ, không thể mọc rễ mới làm cho lá vàng, thân héo và chết.
Để có thể tránh được những tình huống không hay trên, hôm nay, tôi xin chia sẻ đến các bạn một số điểm lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng như sau: Cách trồng Bất kể dù là bạn trồng cây Lộc Vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón (nên sử dụng loại phân chuồng hoại mục) Thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Khi đó bạn có thể thoải mái tưới nước giúp cây phát triển nhanh hơn nhưng tuyệt đối không được để cây bị úng nước. Vì khi úng nước, đầu rễ sẽ không thoát được khí dẫn đến tình trạng bị thối, chết dần từ phần đầu rễ vào làm cây héo dần và chết. Trong trường hợp bạn muốn trồng cây Lộc Vừng trong các hang, bể hay chậu thì khi vừa mới trồng vào, bạn phải xếp gạch hoặc các loại đá xung quanh bầu, và nhớ là phải thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây. Đợi đến khi phần rễ được vững chắc thì bạn có thể bỏ phần gạch đá ra ngoài và bít các lỗ thoát nước lại. Khi đấy bạn có thể hoàn toàn yên tâm ngâm bộ rễ trong nước thoải mái mà cây vẫn có thể phát triển tốt và ra hoa đều đặn.
Cách chăm sóc Cách chăm sóc cây Lộc Vừng cũng tương tự như cách chăm sóc các loại cây cảnh khác, chỉ cần bạn tuân thủ làm chính xác các kỹ thuật khi trồng cây thì việc chăm sóc cây Lộc Vừng lại trở nên rất đơn giản. Chỉ cần để cây ở những khu vực thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời (giúp cây quang hợp tốt) thì cây có thể phát triển ở 4 phía. Chú ý là hằng ngày phải tưới nước đều đặn để giúp cây giữ được độ ẩm cần thiết cũng như thường xuyên theo dõi, phun thuốc diệt trừ các loại sâu bọ. Hai đến ba năm thì nên trồng lại hoặc thay đất mới cho cây một lần để giúp cây luôn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, ra hoa đúng mùa.
Trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng thực sự không khó, nhưng để cây có thể phát triển tốt, ra hoa đúng mùa, hoa tươi lâu thì người chơi cây buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Cành giống được dùng để trồng phải có kích thước đúng chuẩn quy định (3 – 5 cm), vỏ phải dày, phát ra nơi lộ sáng từ hướng đông đến Nam là tốt nhất vì khi đó cây Lộc Vừng của bạn có nhựa sống dồi dào. Nếu bạn chọn cây giống được ươm từ hạt thì phải tìm cây có thân hơi mập một chút, hình bút tháp, phần lá phải hơi cứng, màu nõn tía và đường kính gốc lý tưởng nhất là từ 1,5 – 2 cm để có thể giúp bạn dễ gắn đá khi chưng trong các tiểu cảnh non bộ.
2. Địa điểm trồng tốt nhất là ven bờ nước cho hợp với phong thủy thổ. Nếu các bạn thích trồng cây Lộc Vừng trên cạn thì bạn cần phải đào rãnh xung quanh để giúp cây giữ nước, trồng ụ đất trong các loại chậu kín đáy, tưới nước sạch (nên dùng nước giếng vì đây là loại nước có chứa nhiều khoáng vi lượng giúp cây dễ tiêu), ốp đá xung quanh phần gốc cây để giúp cây hạn chế xiêu đổ và tạo khung cảnh tươi đẹp.
3. Không nên trồng nơi thiếu ảnh sáng mặt trời, tránh bóng râm che phủ lên cây, không được thúc ép cây phát triển nhanh bằng các loại phân hóa học, nhất là phân đạm, sunphat, NO3, … vì có thể dẫn đến tình trạng lá tốt nhưng hoa xấu, kém tươi cũng như làm hấp dẫn các loại sâu bọ gây bệnh đến phá cây của bạn. Lộc Vừng Nếu trồng trong chậu, bồn, bạn nên bón cây bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh ( mua loại chuyên dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N nhỏ hơn mức 10%), trộn đều với bột xỉ than và rải đều trên bề mặt đất, cho ngấm tự nhiên. Cách làm này sẽ giúp cho cây Lộc Vừng của bạn được bền gốc, cây chắc khỏe, hoa tươi – đẹp.
Một số trường hợp cần khắc phục: Nếu chẳng may, cây Lộc Vừng của bạn trồng không đúng kỹ thuật dẫn đến bị úng nước, lá héo. Khi đấy bạn phải nhanh tay khắc phục bằng cách:
- Nếu đó là cây mới trồng: bạn phải vặt bỏ hết phần lá, sau đó khoan một lỗ nhỏ sát đáy để nước thoát thật nhanh ra ngoài, sau đó để phơi khoảng 2-3 ngày cho đất khô rao rồi mới tưới nhẹ cho cây giữ độ ẩm và phát triển bình thường trở lại.
- Nếu cây đã được trồng lâu năm: có 2 cách khắc phục:
Cách 1: Tương tự như cách phía trên, là bỏ hết phần lá sau đó khoan lỗ, kết hợp đào bỏ đất và rễ xung quanh chậu khoảng 10 phân (từ phần miệng chậu xuống đến phần tận đáy). Sau đó, tiếp tục cho đất, phân cũng như các loại trấu đã được trộn đều vào thay cho phần đất và rễ được bỏ ra ngoài. Tưới nước vào cho đến khi thấy nước chảy ra ra ngoài các lỗ thoát nước là được.
Cách 2: Bỏ phần lá sau đó đánh bầu cây ra, khoan lỗ thoát nước kết hợp với việc cắt bỏ phần rễ thối, khô và cho phần đất cùng phân mới vào để trồng lại giống như cách 1.
Trên đây là một số lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, hy vọng với một số kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn có thể giúp cho cây của mình trở nên khỏe mạnh và tươi tốt hơn. Chúc các bạn thành công.
HOA LỘC VỪNG
Hoa thường nở hai vụ trong năm vào tháng 7 và 11 âm lịch. Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.
Để kích thích cây Lộc Vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:
1. Về chế độ ánh sáng:
Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.
2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa:
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ: Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa:
Có hai cách để kích thích cây Lộc vừng ra hoa
Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:
Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.
Liều lượng sử dụng:
- Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
- Cây trung bình ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón
- Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón
LIÊN HỆ ĐẶT CÂY: 0909.551105 MR BÌNH