Giá Seo, dịch vụ Seo, Seo website, Bảng giá Seo website, Đào tạo Seo
Mr Bình 0909.551105 Mr Bình 0909.551105 Email: binhvota@gmail.com
Trang chủ » » Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ

Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ

CHUYÊN CUNG CẤP CÂY THALA GIỐNG (THALA, NGỌC KỲ LÂN, HÀM RỒNG, ĐẦU LÂN) VÀ CÂY LỘC VỪNG GIỐNG

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây giống với số lượng không giới hạn, giá rẻ hơn thị trường và các loại cây lớn đủ mọi kích thước trồng Công trình, Nhà vườn, Biệt thự, Chùa Đình. Đặc biệt vườn chúng tôi có lượng lớn Cây Thala hay còn gọi là Sala, Ngọc Kỳ Lân đủ mọi kích cỡ.
Cây Lộc Vừng
LIÊN HỆ ĐẶT CÂY: 0909.551105 MR BÌNH

I. CÂY THALA CÒN GỌI LÀ CÂY ĐẦU LÂN, SALA, HÀM RỒNG, NGỌC KỲ LÂN

1. GIỚI THIỆU CÂY THALA

Sala(thala) là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m, tán rất rộng, lá dày, Hoa Sala(thala) ra từ gốc đến ngọn và nở suốt từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, chùm hoa dài có thể tới 2m đến 3m, hoa có màu đỏ, rất thơm thường được nhắc tới trong kinh Phật. Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi hoa Sala (thala) là hoa Vô Ưu. Quả Sala lớn tròn to đường kính quả 15-24cm, có 200-300 hạt trong một quả. Quả cây Sala(thala) có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng…
Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sala. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sala ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật Đản sinh và Ngài cũng nhập diệt giữa 2 cây Sala tại khu rừng Usinara đầy cây sala.
cay sa la tha la ngoc ky lan Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân)
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân) tên khoa học là Couroupita guianensis Mart. ex Berg, họ Lộc vừng Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales; trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree. Ở Việt Nam, cây sala(thala, ngọc kỳ lân) còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. Cây phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cây Sala còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng, Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân, cây Sala(thala) được trồng ở các chùa như Xá lợi, Vĩnh Nghiêm, Tăng Quang (đường Nguyễn Chí Thanh, TP Huế), hay trồng cảnh trong các dự án Công trình, nhà vườn, biệt thự-villa.
cay tha la Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Hoa cây sala(thala, ngọc kỳ lân)

2. Ý NGHĨA CÂY SALA

Cây sala(thala, ngọc kỳ lân) là nơi Đức Phật sinh ra. Theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa Hoàng Hậu Maya cùng với đoàn tùy tùng về nhà cha mẹ để sinh. Dọc đường, bà dừng chân nghỉ dưới gốc một cây sala(thala, ngọc kỳ lân) ở khu rừng Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật. Hình ảnh cây sala(thala, ngọc kỳ lân) vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc sinh hạ mang rất nhiều ý nghĩa.
Khi biết mình sắp viên tịch, Phật hành trình đến đền Càpàla, xứ Vesàli làm lễ, rồi di chuyển thêm một lộ trình khá dài đến tiếp Kusinàra. Mặc dù bị bệnh khá nặng nhưng Phật vẫn kiên quyết đi bộ, vượt sông đến rừng sala(thala, ngọc kỳ lân), xứ Kusinàra. Đoạn đường này dù chỉ có chừng 9km nhưng Phật phải đi mất khoảng 3 tuần, dừng nghỉ đến 25 lần vì bệnh và mệt.
cay ngoc ky lan Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân), tha la, ngọc kỳ lân
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ I), Phật dạy: “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn, này Ananda, đó là Thánh tích, người thiện tín cần chiêm ngưỡng và tôn kính”. Như vậy, đến Kusinàra để nhập diệt là mục đích của Phật. Ngay cả Tôn giả Ananda cũng ngạc nhiên, thắc mắc về việc này: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé, hoang vu và phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm Bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá Vệ)…, Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy”. Cũng nhờ sự thắc mắc này, Thế Tôn giải thích rằng, sở dĩ chọn Kusinàra để diệt độ vì đây là nơi Ngài đã xả bỏ thân mạng trong quá khứ. “Ta đã từng sáu lần làm Chuyển luân Thánh vương và bỏ xác tại đây, nay Ta thành Vô thượng Chánh giác lại cũng muốn bỏ xác tại đây” (Kinh Du Hành, Trường A Hàm I; Kinh Đại Thiện Kiến Vương, Trung A Hàm II). Theo ngài Narada, “Đức Phật chọn Kusinàra để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mahàsudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể cảm hóa vị này được. Thứ ba là để cho vị Bà la môn Dona có thể phân chia Xá lợi của Ngài một cách êm thắm giữa những người sùng mộ Ngài” (Đức Phật và Phật pháp, tr.225).
Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi, khi đến Kusinàra, vào trong rừng sala(thala, ngọc kỳ lân), Ngài nằm đầu hướng về phương Bắc, giữa hai cây sala(thala, ngọc kỳ lân) song thọ. Lúc bấy giờ, sala(thala, ngọc kỳ lân) song thọ nở hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi xuống, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài.
sa la long tho Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân), tha la, Ngọc kỳ lân
Theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sala(thala, ngọc kỳ lân) là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sala(thala, ngọc kỳ lân) nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây sala(thala, ngọc kỳ lân) song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, chuyển sang màu trắng, cành lá hoa quả đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết). Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1). Chính hình ảnh của bốn cây sala(thala, ngọc kỳ lân) “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh sala(thala, ngọc kỳ lân) còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng sala(thala, ngọc kỳ lân) làm nơi nhập diệt.
hoa cay tha la sa la Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Hoa cây sala(thala, ngọc kỳ lân), tha la, ngọc kỳ lân
Như vậy, sala(thala, ngọc kỳ lân) là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng sala(thala, ngọc kỳ lân) chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng. Do đó, trồng cây sala(thala, ngọc kỳ lân) để ngưỡng vọng Thế Tôn, hướng về Thánh tích, thú hướng Niết bàn là chuyện nên làm. Quan niệm sala(thala, ngọc kỳ lân) là cây “diệt pháp” và không nên trồng là hoàn toàn thiển cận và sai lạc.
ban cay sala thala ngoc ky lan Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân)
Một ngày nào đó, bạn bớt chút thời gian thử tìm ngắm cây và hoa sala(thala, ngọc kỳ lân), bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp và sự thiêng liêng của nó, người ta có thể suy ngẫm nhiều điều. Ở Việt Nam, đạo Phật đã thấm sâu vào cuộc sống. Dù nhiều người khai trong lý lịch là không tôn giáo nhưng vẫn tin và làm theo những triết lý và quy tắc Phật giáo. Ngày nay trong thế giới phẳng của toàn cầu hóa với những bầy thú điện tử, con người ta quay cuồng vì tiền bạc và địa vị. Nhưng người ta vẫn cần dành chút thời gian để quay về với cuộc sống hàng ngày; vẫn cần quan tâm đến những điều tưởng như nhỏ nhoi; vẫn cần lắm những đức tin về cuộc sống, cần phải đối xử công bằng với cỏ cây muông thú.
cay sa la phong thuy Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Cây sala(thala, ngọc kỳ lân) phong thủy
Nhớ tới cây sala(thala, ngọc kỳ lân) nơi Phật sinh ra, cũng như là nhớ tới mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nhớ để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc mình. Nhớ tới cây sala(thala, ngọc kỳ lân) – nơi Phật mất đi, cũng là nhớ tới quy luật sinh tồn tái tạo. Nhớ để duy trì bản sắc dân tộc, tạo sự trường tồn của nền văn hóa Việt.

II.  CÂY LỘC VỪNG

hoalocvung 650x433 Cung cấp cây Thala giống, Lộc Vừng giống giá rẻ
Hoa Lộc Vừng

1. SỰ TÍCH CÂY LỘC VỪNG

Từ lâu cây Lộc vừng đã trở thành biểu tượng của sự TÀI LỘC – THỊNH VƯỢNG. Ngoài ra Lộc vừng còn nằm trong bộ bốn loại cây QUÝ theo phong thủy phương đông là: SANH – SUNG – TÙNG – LỘC.
Lộc vừng là loài cây dễ tính và dễ thích nghi, hoa dài và rực đỏ như lúc nào cũng mang đến may mắn và tài lộc, cành lá xanh tươi luôn mọc dài và vươn thẳng được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích. Nhưng có mấy ai biết sự tích cây Lộc vừng gắn liền với một chuyện tình cảm động.
Chuyện kể rằng, từ lâu lắm rồi, ở một làng bản xa xôi kia có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Họ cùng nhau thề rằng nếu không được sống cùng nhau, họ sẽ chết cùng nhau. Chàng trai đâu biết rằng vẻ tuấn tú và tài năng của chàng đang là niềm mơ ước của nhiều cô gái và cũng là nỗi ghen tức, căm giận của nhiều chàng trai quanh vùng. Còn cô gái vốn xinh đẹp, nết na nên có rất nhiều chàng trai muốn lấy về làm vợ, trong đó có tên công tử con nhà trưởng bản. Biết không thể nào chiếm được trái tim cô gái, hắn tìm kế hãm hại chàng trai. Hắn sai chàng vào rừng tìm báu vật cho lễ hội của làng.
Rừng thiêng nước độc đã quật ngã chàng, làm cho chàng chết đi trong bệnh tật và kiệt sức. Cô gái chờ đợi mãi, quá nóng lòng nên quyết tâm trốn nhà, lặn lội đi tìm người yêu. Cô đi mãi, đi mãi cho đến lúc đôi chân rã rời không muốn bước thì tìm thấy xác người yêu. Cô đau đớn ôm xác người yêu khóc vật vã. Chôn cất người yêu xong, cô khóc ngày khóc đêm cạnh nấm mồ đó. Nước mắt rơi xuống cứ cạn dần, đến một ngày cô không còn khóc được nữa và ngã gục xuống bên cạnh nấm mồ. Khi cô chết đi, trên nấm mồ của chàng trai, nơi những giọt nước mắt của cô chảy xuống bỗng mọc lên một loài cây có thân sần sùi, cành lá xum xuê và đặc biệt là có những chùm hoa thả xuống cạnh mồ như hỏi han, như che chở cho nấm mộ chàng trai. Người ta gọi đó là hoa lộc vừng – một loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ của người con gái. Có lẽ vì vậy mà màu hoa đỏ đến nao lòng.

2. HOA LỘC VỪNG

Hoa thường nở hai vụ trong năm vào tháng 7 và 11 âm lịch. Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.
Để kích thích cây Lộc Vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:
1. Về chế độ ánh sáng:
Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn  cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.
2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa:
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ: Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa:
Có hai cách để kích thích cây Lộc vừng ra hoa
Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:
Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.
Liều lượng sử dụng:
- Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
- Cây trung bình  ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón
- Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón
LIÊN HỆ ĐẶT CÂY: 0909.551105 MR BÌNH
Bán đất->Bán nhà->Bán căn hộ
Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Bán đất | Bán nhà | Bán Căn hộ | Bán biệt thự | Cho thuê nhà | Cho thuê Căn hộ | Cho thuê Biệt thự